Cuộc đua đầu tư vào "kho vận" của các sàn thương mại điện tử Việt nam năm 2020
Thương mại điện tử Việt Nam đang tăng nhanh về quy mô và tốc độ trong những năm gần đây, thị trường không ngừng chứng kiến các cuộc đua đốt tiền để chiếm lĩnh thị trường bên cạnh những thắng lợi thì nhiều ông lớn đã phải dừng cuộc chơi và cuộc chiến thương mại điện tử việt nam đã bước sang chặng mới.
Nếu như trước đây các sàn thương mại điện tử đốt tiền cho cho quảng cáo, khuyến mại, thì nay khi thị trường đã dần định hình, quy mô thị trường tăng trưởng mạnh thì một cuộc đua mới giữa các ông lớn được khởi tranh, một lượng tiền khổng lồ được bơm vào để đầu tư cho "Kho vận" đáp ứng dây chuyền vận hành giao hàng từ người bán tới người tiêu dùng nhanh nhất.
1. Kế hoạch " Đốt tiền " vào kho vận của Shopee như thế nào ?
Trước đây Shopee kết nối người mua và người bán theo mô hình C2C, quá trình mua bán không thông qua kho hàng tập trung hay đơn vị phân phối chính thức nào. Tuy nhiên đơn vị này đang dịch chuyển sang mô hình B2C, cách Tiki hay Lazada đã vận hành trước đó. Các nhà kinh doanh cho rằng việc đầu tư hệ thống kho trung tâm là cách để cải thiện tốc độ xử lý đơn hàng và giảm chi phí để giành lợi thế ở thị trường thương mại điện tử.Và bước đi đầu tiên của Shopee bắt đầu bằng việc ký kết hợp tác chiến lược với 2 đơn vị bất động sản công nghiệp và logistics BW Industrial và Best.Inc để phát triển kho vận. Hai kho BW Industrial cung cấp cho đối tác có tổng diện tích 5 ha tại TP.HCM, tăng số lượng kho cho Shopee lên 3 trên cả nước tính đến nay. Kho hàng tự động 5 ha đầu tiên gồm 1,5 ha của Best Inc. - công ty chuyên cung cấp dịch vụ logistics có trụ sở tại Hàng Châu (Trung Quốc). Best Inc. đã được Alibaba rót vốn đầu tư, mỗi ngày họ xử lý hơn 20 triệu đơn hàng chuyển phát và dự kiến cuối năm nay vượt 30 triệu đơn hàng
2. Kế hoạch kho vận của Tiki
Trong khi đó Tiki có động thái cũng ký kết hợp đồng với Unidepot để mở rộng hệ thống kho. Theo chia sẽ của ông Trần Ngọc Thái Sơn cho biết Tiki hiện có 10 kho tại 7-8 thành phố lớn với tổng diện tích hơn 10 ha. “Để gia tăng diện tích chúng tôi buộc phải tìm kiếm đối tác”, đại diện Tiki nói và cho biết tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác để gia tăng hệ thống kho bãi từ 3 ha lên 10 ha trong năm 2020
Đại diện Tiki cũng lý giải, con số lỗ lũy kế hơn 1.300 tỷ đồng hiện nay của hãng đều là những khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống vận hành, kho bãi. Thực tế, đây là doanh nghiệp thương mại điện tử có tốc độ mở rộng kho bãi nhanh nhất trong những năm gần đây. Hiện lên đến 10 fulfillment center - trung tâm xử lý hàng hóa, với tổng diện tích 60.000 m2 ở 6 tỉnh thành. Nhiều gấp 30 lần so với diện tích vào 6 năm trước đó.
Bên cạnh các trung tâm vận hành (fullfillment center), Tiki cũng có những hub (trạm trung chuyển) trên toàn quốc. Hiện nay 99,9% hàng hóa Tiki phải chạy qua fullfillment center, ngoại trừ một số sản phẩm đặc biệt, chẳng hạn như xe máy.
“Muốn giao hàng được trong 2h, Tiki buộc phải có hàng trong kho mới xử lý kịp. Trong giao nhận, vận chuyện chiếm phần lớn thời gian do vậy thời gian xử lý đơn hàng phải rút ngắn lại," ông Sơn lý giải và khẳng định thêm việc mở rộng năng lực kho vận còn là mục tiêu để Tiki tham gia sâu vào chuỗi cung ứng logistics có quy mô thị trường hàng trăm tỉ đô-la Mỹ mỗi năm.
3. Kế hoạch kho vận của Lazada
Lazada đã không tiếc tiền phát triển kho vận từ khá sớm. Lazada mở các kho giao nhận tại TP.HCM, Đà Nẵng và Bắc Ninh. LEL Express đã đưa trung tâm phân loại hàng hóa thứ 2 ở Hà Nội đi vào hoạt động với công suất khoảng 10.000 sản phẩm/giờ.
Lazada cho biết, việc áp dụng công nghệ đã giúp tiết kiệm thời gian vận hành đến 50%. Ngoài ra, việc đổ hàng nghìn tỷ đồng đầu tư không chỉ một và cả một hệ sinh thái từ kho hàng, phân loại, giao vận hay mới nhất là các điểm nhận hàng cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cho chính người dùng. Rõ ràng, các sàn thương mại điện tử đang chạy đua để hoàn thiện hệ thống cung ứng kho vận hậu cần khi cuộc cạnh tranh đang chưa có dấu hiệu kết thúc.
Euromonitor dự báo khoảng 30% dân số Việt Nam sẽ chuyển sang mua sắm trực tuyến vào năm 2020. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng dự báo thị trường đạt quy mô 13 tỉ USD vào năm 2020. Tuy nhiên ông Nguyễn Ngọc Dũng, phó chủ tịch VECOM cho rằng với tăng trưởng hiện nay về thương mại điện tử cũng nảy sinh nhiều vấn đề.
Hoạt động giao nhận không đáp ứng kịp nhu cầu đơn hàng của các công ty thương mại điện tử. Xét về năng lực cung ứng, các công ty chuyên nghiệp ước tính phục vụ được chỉ 30% khối lượng đơn hàng. “Ngoại trừ các công ty lớn, các công ty nhỏ đa phần sử dụng dịch vụ gọi xe công nghệ. Đó là điều bất hợp lý trong thương mại điện tử”, ông Dũng nói và cho rằng, “đầu tư hậu cần kho vận là yếu tố quan trọng quyết định thành công trong thương mại điện tử”.
Để giành được thị phần, kéo khách hàng về phía mình, các trang thương mại điện tử phải chi ra rất nhiều khoản phí như chi để giảm một phần giá bán hàng, khuyến mại, hỗ trợ người bán, quảng cáo các chiến dịch, miễn phí vận chuyển cho người mua... Bên cạnh đó, các khoản lớn nhất là các khoản đầu tư dài hạn vào công nghệ hay hệ thống kho vận, hậu cần. Không chỉ đầu tư mặt bằng kho, quan trọng hơn, cần ứng dụng công nghệ tự động hóa kho vận. Hệ thống kho có tối ưu thì thời gian giao hàng mới được rút ngắn, chi phí mới giảm.
4. Kết luận
Cùng với sự phát triển không ngừng của internet nhu cầu mua sắm online tăng cao, thương mại điện tử là một xu hướng được dự đoán tăng trưởng mạnh trong thời gian tới đó chính là lý do nhiều tập đoàn lớn không ngần ngại bạo chi để chiếm lĩnh thị phần và con số lỗ lũy kế đã nói lên điều đó, nếu bắt đầu cuộc chiến là cuộc đua đốt tiền vào khuyến mại quảng cáo và bây giờ là kho vận, con số lỗ vẫn không ngừng tăng lên khi mà cuộc đua dành thị phần vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Và ai sẽ là người dành chiến thắng vẫn là một ẩn số hay cùng theo dõi và cập nhật những tin tức mới từ Ánh dương.