Tại sao phát triển website bán hàng lại là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp hiện nay ?
Theo website Statista, số lượng khách hàng mua hàng trên kênh online và thương mại điện tử đạt con số 49,8 triệu người tính đến cuối năm 2018. Thương mại điện tử đang trở thành một miếng đất màu mỡ đối với các doanh nghiệp và mua sắm trực tuyến đang trở nên rất sôi động với mức tăng trưởng bình quân 22%/năm.
Bên cạnh tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, tiki thì việc doanh nghiệp muốn tạo lập cho mình một website bán hàng chuyên nghiệp để tiếp cận người tiêu dùng mua sắm online đang ngày càng tăng cao.
Vậy hãy cùng tìm hiểu tại sao website bán hàng đang là một hướng đi được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.
1. Xu hướng tiếp cận lượng khách hàng mua sắm online đang không ngừng tăng lên.
Bạn biết đấy thời đại công nghệ internet đang được phổ cập với hơn 20 tỷ thiết bị kết nối mạng. Thực tế cho thấy gần ⅔ dân số Việt Nam (60%) đang tiếp cận thường xuyên với internet, người tiêu dùng đang có xu hướng “online hóa” việc mua sắm để tiết kiệm thời gian và công sức, do đó, các doanh nghiệp bán lẻ cũng đang dần tiến sâu vào thị trường kinh doanh trực tuyến này với mong muốn tăng hiệu suất và doanh thu bán hàng. Bên cạnh các mạng xã hội như facebook, instaram, zalo thì website bán hàng là một kênh luôn được doanh nghiệp ưu tiên.
Nếu như trước đây website chỉ đơn giản là một gian hàng online để doanh nghiệp trưng bày sản phẩm thì bây giờ trong thời kì thương mại điện tử lên ngôi thì website có một bước tiến khi biến thể thành một trang bán hàng, ngoài trưng bày sản phẩm thì bây giờ bằng việc tích hợp nhiều tính năng và các đối tác thứ 3 thì website có thể cho phép người dùng tham quan và tạo đơn hàng ngay trên web.
2. Những lợi ích website bán hàng mang lại.
2.1 Tiếp cận khách hàng online hiệu quả
Nếu bạn có một cửa hàng vật lý (offline) thì khách hàng của bạn chủ yếu đến từ khách hàng trong khu vực nhưng nếu bạn có một website bán hàng thì bạn có thể tiếp cận hàng triệu người mua sắm online mà không lo bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Nếu như chính sách chương trình của bạn tốt thì website có thể mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần so với cửa hàng.
2.2 Chi phí cho một website bán hàng thấp.
Chi phí giao động để lập một website bán hàng khoảng từ 4 triệu đến 20 triệu tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp, bạn có thể thấy nó tiết kiệm khoản chi phí rất lớn so với việc xây dựng một cửa hàng vật lý trong khi tiềm năng phát triển thì không thể kể hết,
Chi phí một website bán hàng đơn thuần bao gồm chi phí mua web sẳn công chi phí tên miền và hosting nếu tích hợp thêm cổng thanh toán và vận chuyển và thiết kế tùy chỉnh thì có thể lên tới 20 triệu đồng.
2.3 Tạo niềm tin cho doanh nghiệp của bạn.
Khi mua sắm online khách hàng thường xem xét rất kĩ người bán là ai có độ tin tưởng không. Để tạo được niềm tin cho khách hàng doanh nghiệp phải làm nhiều cái để tạo độ tin tưởng cho khách hàng và một website đầy đủ thông tin sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn rằng bạn là một doanh nghiệp lớn uy tín.
2.4 Giao tiếp chăm sóc khách hàng 24/7.
Cửa hàng của bạn có thể đóng cửa nhưng website của bạn luôn luôn hiện thị vì vậy khách hàng có thể vào đó xem hàng và mua hàng bất cứ lúc nào cần thiết. Cùng với việc tiết kiệm thời gian và chi phí khách hàng sẽ lựa chọn đặt hàng qua website và giao hàng tận nơi.
2.5 Tối ưu hóa chương trình khuyến mại.
Khảo sát thu thập được thông tin người dùng, kèm phổ cập các chính sách khuyến mại tới khách hàng tăng hiểu quả ra đơn tăng doanh thu.
3. Kết luận.
Qua bài viết này hy vọng mình đã cung cấp cho bạn được những lợi ích tổng quan mà website bán hàng đem lại để tăng hiệu quả tiếp cận khách hàng tăng doanh thu từ việc phát triển đa kênh.